Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

Đôi nét về Thanh Sinh Công hiện tại của Tổng Giáo Phận Saigon

HOAN HÔ CHÚA :
Hoan hô Chúa cứu thế hằng sống, vua duy nhất vua uy quyền khắp nơi. Vinh danh Chúa chiến thắng muôn đời. Ta mong nước người mau nhất thống. Hoan hô Chúa cứu thế hằng sống. Hoan hô Chúa ngàn năm vinh sáng.
Thông tin về Thanh sinh Công sài gòn. :
TSC Sài Gòn bao gồm 6 Đoàn
1. ĐoànTSC Hạt Cải.
2. Đoàn TSC Bình Thái
3. Đoàn TSC Damas
4. Đoàn TSC Đức Minh
5. Đoàn TSC Tân Định
6. Đoàn TSC Thanh Đa
Và hiện nay Đoàn TSC Sài Gòn mới ra mắt thêm một Đoàn TSC mới vào ngày 14/5/2011 vừa qua. Đoàn thứ 7 đó là : Đoàn TSC Thủ Đức Thánh lễ được cử hành tại Giáo Xứ Thủ Đức do Cha Giacobe Mai Phát Đạt Chánh xứ GX Thủ Đức Và Cha Phó Gioanbaotixita Trần Văn Trí cử Hành cùng với sự hiện diện đông đảo các khách mời gần xa: Quý souer dòng Đức bà truyền Giáo & Giáo xứ Thủ Đức, các trưởng TSC, 6 Đoàn TSC, các bạn SVCG cụm Thủ Đức, các hội đoàn Giáo Xứ Thủ Đức & giáo dân GX Thủ Đức.
Đây cũng là một vinh dự lớn lao là là nguồn động viên rất lớn cho phòng trào TSC đặc biệt cho Đoàn TSC Thủ Đức. Đoàn TSC Thủ Đức cũng mong muốn quý vị sẽ thêm lời cầu nguyện cho Đoàn Thủ Đức trong những bước phát triển tiếp theo tại môi trường Thủ Đức thân yêu này. Thay mặt cho Đoàn TSC Thủ Đức xin chân thành cảm ơn.


Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013

Nguồn gốc Phong Trào Thanh Sinh Công Việt Nam

Nguồn gốc Phong Trào Thanh Sinh Công Việt Nam  
                                      
Tác Giả: Trần Bá Nguyệt

Năm 1920, Đức Hồng Y Cardjin, người Bỉ, tổ chức CGTH Chuyên Biệt với Phong Trào Thanh Lao Công (JOC/YCW). Phong trào này dần dần lan rộng sang Pháp và các nước khác.
Theo gương đó, một vài thanh niên sinh viên học sinh ở nhiều học đường Pháp (đứng đầu là Louis Chaudron, sau này là Giáo Sư Tâm Lý Học) giữa hoàn cảnh thả lỏng và đời sống phóng túng của giới học sinh, sinh viên thời đó, đã nhận ra được bộ mặt mới của đạo công giáo và trách nhiệm phải đem đời sống đạo đức vào môi trường sinh viên, học sinh. Vì thế, phong trào Thanh Sinh Công (TSC/JEC/YCS) ra đời.
Giống với hoàn cảnh chiến tranh ở Âu Mỹ thời đó, tại Việt Nam sinh viên, học sinh cũng bị mất thăng bằng và xáo trộn. Do đó, phong trào TSC Việt Nam đã có mặt. Từ năm 1937, các sư huynh Lasan đã thành lập và phát triển phong trào tại hầu hết các trường do các sư huynh điều khiển với tên gọi là Việt Sinh. Đến năm 1956, một số sinh viên các phân khoa và các trường công tư trong đô thành Sàigòn cùng nhau nghiên cứu và học hỏi đường lối của phong trào do Cha Trần Văn Hiến Minh, sau này là Cha Đỗ Long Bộ làm tuyên úy.
Tôn chỉ
Tôn chỉ của phong trào TSC là Kitô-hoá môi trường học đường, đem tinh thần phúc âm vào đời sống SVHS, tức là xây dựng một thế hệ trẻ biết yêu Chân-Thiện-Mỹ vì Thiên Chúa.
Đường lối hoạt động
TSC theo phương pháp “xem-xét-làm”, suy gẫm phúc âm và kiểm điểm đời sống theo đường lối sau:
- Phục tùng và cộng tác với hàng giáo phẩm,
- Luôn luôn liên kết với Chúa Kitô,
- Hoạt động nhằm vào tầng lớp SVHS, với quyết tâm làm cho tầng lớp này chuyển mình theo chiều hướng Phúc Âm,
- Mọi hoạt động TSC đều phải tổ chức trên bình diện môi trường,
- Phải luôn luôn có mặt trong mọi cơ cấu, mọi hình thức sinh hoạt có liên quan tới giới SVHS hầu có thể đóng vai trò “men trong bột” của mình,
- Hoạt động với và cho giới học sinh, sinh viên theo phương pháp của phong trào.
Tổ chức hành chánh
Sau Đại Hội Định Hướng 1961, phong trào chấn chỉnh hệ thống tố chức toàn quốc với:
- Ban Chấp Hành Trung Ương,
- Ban Chấp Hành Liên Đoàn,
- Ban Chấp Hành Đoàn.
Các cấp bậc đoàn viên thì có : thiếu sinh công huy hiệu hình tam giác lộn ngược với chữ Christo Hy Lap màu xanh lá cây, đoàn viên dự bị, đoàn viên chính thức có huy hiệu là ba chữ TSC màu xanh lục, đoàn viên chiến sĩ chữ TSC màu đỏ, và huynh trưởng huy hiệu là chữ Christo màu trắng nicken.
Một số sự kiện nổi bật
Ngày đáng ghi nhớ
Ngày 20-4-1964, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã nhóm họp tại Đà Lạt và quỵết định chấp nhận TSC là phong trào hoạt động tông đồ có tính cách toàn quốc cho giới sinh viên, học sinh. Cũng từ ngày này, phong trào TSC được công nhận là một phong trào Công Giáo Tiến Hành chuyên biệt của Giáo Hội Việt Nam. Đại hội đầu tiên mang tính cách toàn quốc là Đại Hội Ra Khơi được tổ chức tại Sàigòn năm 1961.
Sự kết hợp giữa Thanh Sinh Công và Việt Sinh Công
Tại Đại Hội toàn quốc năm 1963 được tổ chức tại Đồi Lasan Mossard, Thủ Đức, hai tổ chức Thanh Sinh Công và Việt Sinh Công kết hợp lại với nhau và lấy một tên chung là Phong Trào Thanh Sinh Công Việt Nam với một ban cố vấn gồm Linh Mục Phêrô Đỗ Long Bộ làm Tổng Tuyên Úy và Sư Huynh Gagelin Mai Tâm làm Tổng Cố Vấn.
Chủ Tịch và Tổng Thư Ký
Chủ tịch đầu tiên là Anh Vũ Minh Trân. Từ năm 1961, phong trào không dùng chữ chủ tịch mà đổi sang danh từ tổng thư ký với các anh sau.
- 1961, anh Lê Trọng Trực.
- 1963, anh Đinh Hoài Ngọc.
- 1965, anh Chu Bá Cao.
- 1967, anh Trần Bá Nguyệt.
- 1969, anh Trần Tấn Kim Sơn.
- 1971, anh Phan Văn Tưởng.
- 1973, anh Vương Hữu Lễ.
- 1975, anh Nguyễn Trí Dũng, cư ngụ tại trụ sở phong trào
và phụ trách cho đến nay.
Trụ sở phong trào
Phong trào đã nhiều lần đổi trụ sở.
- Trụ sở đầu tiên tại Nhà dòng Phanxicô Đa Kao.
- Trụ sở thứ hai tại Nguyện Đường Phanxicô Cầu Muối.
- Trụ sở thứ ba (1965) tại số 50D Bùi Thị Xuân. Trụ sở này do phong trào mua của ông Gardner, người Pháp, và Toà Tổng Giám Mục đứng tên.
- Trụ sở thứ tư (1969) tại số 122/1 Phát Diệm (sau 30-4-75 đổi thành đường Trần Đình Xu). Trụ sở này do phong trào mua căn nhà của ông Trương Công Châu và Toà Tổng Giám Mục đứng tên.
Báo chí
Đặc San Sứ Mệnh, ra đời năm 1961.
Liên Sinh Báo Học Trò do Việt Sinh Taberd xuất bản hàng tháng.
Nguyệt san Hướng Đi, ra đời năm 1969 cho đến 1975 với giấy phép của Bộ Thông Tin.
Đại Hội
- Phong trào TSC đã tham dự các Đại Hội TSC Á Châu tại Singapore hai lần (1967 cùng với JUC và 1971), tại Đài Loan một lần (1969), và Đại Hội TSC Thế Giới tại London 1968.
- Đại Hội toàn quốc trong nước được tổ chức hai năm một lần từ 1961 đến 1975. Đại Hội toàn quốc cũng bầu ban chấp hành trung ương với các chức vụ tổng thư ký, phó tổng thư ký đặc trách TSC nam, phó tổng thư ký đặc trách TSC nữ, phó tổng thư ký đặc trách thiếu sinh công, trưởng phòng chuyên môn, thủ quỹ.
- Đại Hội Miền: từ năm 1965 do nhu cầu, các đại hội miền được tổ chức hàng năm tại Huế, Đà Nẵng, Nha Trang, Đà lạt, Qui Nhơn, Sàigòn, Mỹ Tho cho các vùng để huấn luyện đoàn viên.
Tình trạng phong trào
Từ một nhóm nhỏ khởi đầu từ những anh chị hiện nay còn sống như Anh chị Vũ Minh Trân, luật sư, sau này là nghị sĩ Thượng Viện thuộc liên danh Bông Huệ hiện sống tại Hoa Kỳ; anh chị Đinh Văn Cương, luật sư, giáo sư, phó tế, hiện sống tại Sydney; anh chị Mặc Giao, nhà báo, dân biểu, hiện sống tại Canada, thường viết bài cho Diễn Đàn Giáo Dân tại Hoa Kỳ; anh chị Dương Minh Kính, giáo sư, hiệu trưởng trường Chu Văn An (Sàigòn), dân biểu với biệt hiệu là Sao Đỏ, hiện đang ở Hoa Kỳ; anh chị Trần Khánh Liễm, thiếu tá hải quân, hiện ở Hoa Kỳ; một số anh đã hy sinh trong cuộc chiến và một số còn ở lại Việt Nam. Phong trào đến năm 1975 đã có số lượng đoàn viên khoảng 4.500 người trên khắp các vùng lãnh thổ với 12 liên đoàn, khoảng 100 đoàn và một nền hành chánh khá vững. Một điều nếu không kể đến thì rất thiếu sót đó là một lực lượng các linh mục tuyên úy và sư huynh cùng nữ tu cố vấn trên khắp nước từ Quảng Trị đến Cà mâu. Chính lực lượng nòng cốt này là xương sống cho việc học hỏi Phúc Âm và Kiển Điểm Đời sống, hai khía cạnh rất quan trọng của đời sống TSC.
Sau năm 1975 và hiện nay
Sau năm 1975, phong trào còn lại những sinh hoạt nhỏ được tổ chức và sắp xếp lại cho phù hợp với tình hình. Nhiều đoàn hoạt động cho các giáo xứ, các đội “chữ thập đỏ” như tại Biên Hoà, các nhóm xã hội cứu trợ như tại Sàigòn, các ca đoàn như Nam Hoà, Bắc Hải, quận 8, .. Phong trào TSC hiện nay là một hội đoàn trong số 16 hội đoàn được phép hoạt động trong nước. Tại Sàigòn từ khoảng năm 1995 đến nay vẫn có những Đại Hội thường niên và những sinh hoạt TSC với các nhóm tại các gíao xứ do các cha và các sư huynh hướng dẫn. Tại Sàigòn hiện có 6 đơn vị đoàn với khoảng 200 đoàn viên.
Địa chỉ liên lạc trong nước hiện nay là: c/o anh Nguyễn Trí Dũng
Xí nghiệp Hướng Mới,
số 122/1 Trần Đình Xu, Q. 1, Tp HCM.
Địa điểm họp điều hành là: Lasan Taberd, 20 A Lý Tự Trọng, Q.1, Tp. HCM.
Tại Hoa Kỳ, phong trào cũng đã được các cựu TSC thành lập với Chị Dung một cựu TSC là chủ tịch, trụ sở đặt tại New Orleans, và cũng đã tổ chức những đại hội toàn quốc với các nhóm tại các nước lân cận như Canada tham dự. Một số công tác trợ giúp cho các em cháu thế hệ thứ hai, thứ ba đã được thực hiện bằng hiện kim tài trợ và học bổng gửi về VN cho các con em TSC còn ở lại trong nước. Linh mục tuyên uý trước là Cha Nguyễn Thanh Tùng, tuyên úy, hải quân thiếu tá, hiện nay là Cha Bartholomeo Nguyễn Xuân Hoà, Vicar Forth Worth, Texas. Địa chỉ Email là frhxnguyen@yahoo.com.
Phong trào hiện cũng có các em tham gia trong văn phòng TSC Á Châu đặt tại Philippines. Đại Hội giới trẻ thế giới vừa qua cũng là dịp để nhiều thành viên TSC thế giới gặp nhau cùng với Thanh Lao Công và Thanh Nông Công.
Ngày cầu nguyện chung của gia đình TSC toàn thế giới
Theo sáng kiến và ước vọng của Cha Đỗ Long Bộ, hiện đã gần 90 tuổi sống tại Nhà Nguyện An Tôn, trên bờ biển Nha Trang, mỗi thứ bày đầu tháng toàn thể các cha, các sư huynh, tu sĩ, và anh chị em TSC toàn thế giới dành một ngày cầu nguyện cho gia đình TSC. Cha dâng lễ đặc biệt trong ngày này để anh chị em khắp nơi cùng thông công. Đây là thời điểm để cầu nguyện cho nhau, cho dân tộc, cho giáo hội, cho công lý và hoà bình. Anh chị em khắp năm châu vẫn thư từ và mỗi khi về VN đều ghé thăm vị cha già đã dày công nuôi dưỡng và lo lắng cho phong trào. Mong một ngày TSC lại có dịp tổ chức đại hội toàn quốc như xưa.
Trần Bá NguyệtMelbourne, 9-2008
nguồn: http://tinvasong.com/index.php?optio...-viet&Itemid=4



10 Điều Tâm Niệm và Các Kinh Của Thanh Sinh Công

10 ĐIỀU TÂM NIỆM :
1. Thanh Sinh Công không thuộc về mình
2. Thanh Sinh Công thuộc về Chúa Ki-tô.
3. Thanh Sinh Công sống trong ơn nghĩa Chúa.
4. Thanh Sinh Công tin ở tình bạn chân thật.
5. Thanh Sinh Công chiến đấu để gìn giữ tâm hồn trong sạch.
6. Thanh Sinh Công có tinh thần trinh phục.
7. Thanh Sinh Công ý thức trách nhiệm của mình
8. Thanh Sinh Công biết vui vẻ làm việc.
9. Thanh Sinh Công có tinh thần nghèo khó.
10. Thanh Sinh Công biết lo cho Giáo Hội
Kinh khai mạc của Thanh Sinh Công.
Lạy Cha chúng con ở trên trời, chúng con muốn hiến dâng Chúa tuổi thanh xuân của chúng con, để chuẩn bị ngay từ giờ, một tấm lòng trng tìn bền vững suốt đời chúng con.
Xin cho chúng con ơn cam đảm giữ linh hồn trong sạch. Xin cho chúng con vững lòng sống theo ý Chúa. Để mọi nơi và mọi lúc, chúng con vẫn là chứng nhân của chân lý mà Chúa đã ủy thác cho chúng con.
Xin cho chúng con hiểu biết gương hy sinh của Chúa Ki-tô, để sẵn sàng hy sinh mọi sự Chúa đòi hỏi, xin làm cho chúng con xứng đáng là những nhà truyền giáo, đem ánh sáng sự thật và tình yêu của Chúa đến các bạn hữu chúng con còng chưa biết Chúa. Xin ban cho chúng con một tâm hồm huynh đệ trong mọi tầng lớp xã hội, mọi dân tộc trên thế giới đang tìm nước công chính.
Xin cho chúng con đức tin chinh phục của các tông đồ để chúng con xứng đáng là những người em của Chúa cứu thế. Amen.
Kinh bế mạc :
Lạy mẹ Maria – Mẹ Thiên Chúa, xin giữ lòng con thơ ngây và trong suốt như dòng suối. Xin ban cho con một tấm lòng đơn sơ, không biết tích để những ưu phiền. Một tấm lòng hào hiệp để hy sinh, dịu dàng để thương xót, một tấm lòng trung thành và đại độ, không quên một ơn, không ghi một oán.
Xin mẹ làm cho lòng con hiềm hậu và khiêm tốn, yêu mà không mong được đền trả, biết nhường chỗ cho con mẹ trong trái tim khác. Xin rèn đúc cho con một tấm lòng rộng lớn, không một sự vật nào thắng nổi, không khép lại trước một vô ơn, không chán nản trước một lãnh đạm. Một tấmn lòng khắc khoải lo tìm vinh danh Chúa Giê-su. Một tấm lòng được tình yêu Người đâm dấu và thương tích chỉ thuyên lành trên trời. Amen
THANH SINH HÀNH KHÚC :
Vui ca lên Thanh sinh đời đầy diễm phúc. Hồn Thanh xuân say niềm lý tưởng cao xa. Vì nghĩa, ra đi là đi chinh phục, du9ong72 xa bóng Chúa đang chờ đợi ta. Một đời tươi trung thành nồng hậu sức thiêng, hùng dũng trong sạch mạnh mẽ đức tin. Tình bạn hữu chân thành một dạ vững kiên. Ý thức trách nhiệm sống gương hy sinh.
Thanh nsinh việt nam sẵn sàng hùng tráng. Trong sạch hăng hái và quyết chiến thắng, lửa thần hằng cháy tâm can không ngừng. Mầm thiêng re rắc khắp nơi học đường. Lý tưởng siêu nhiên thành tâm yêu mến. Danh Cha cả sáng nước cha trị đến. Mong sao dân việt Đông –Bắc – Trung – Nam, ganh đau trên một đường chính Phúc Âm.

Cuộc gặp gỡ Đại Kết ngày Kính Thánh Phanxico Asissi


 

Cuộc gặp gỡ Đại kết ngày kính thánh Phanxicô Assisi


 Thứ Sáu 4.10.2013, ngày Giáo hội toàn cầu cùng kính nhớ thánh Phanxicô Assisi. Nhịp thở của Phụng vụ ngày lễ thì hầu như ở đâu cũng giống nhau, với bàn tiệc Lời Chúa được đề nghị và cử hành Thánh Thể, thế nhưng về hoạt động của Đức Giáo hoàng Phanxicô và Đức Hồng y Gioan Baotixita, thì điều ngoại thường đã diễn ra.
Vị Giám mục Rôma đã rời Tòa Thánh để thực hiện cuộc hành hương đầu tiên của mình đến Assisi – bản quán của thánh Phanxicô. Chương trình thăm viếng gồm mười hai điểm chỉ trong một ngày.
Vị Tổng Giám mục Sài Gòn đã tham dự buổi Gặp gỡ ĐẠI KẾT (1) đầu tiên, theo phương thức Suy tôn Lời Chúa, để cầu nguyện cho hòa bình, tại Trung Tâm Mục Vụ TGP.
Cùng để cho Lời Chúa soi dẫn
Từ 14g30, gian phòng nhỏ bé mà trung tâm điểm là cuốn Kinh thánh, đã sẵn sàng đón tiếp các Kitô hữu bạn. Lần lượt các thân hữu và anh em thuộc các Hội thánh Tin Lành đến. Chúng tôi gặp nhau, tay bắt mặt mừng, có người mình đã từng gặp, có vị mới tương ngộ…, nhưng chỉ sau một lời giới thiệu ngắn… là chúng tôi có thể bước vào đàm đạo.
15g00, Linh mục Phanxicô Xaviê chào mừng và giới thiệu thành phần tham dự:
Mục sư Hồ Tấn Khoa – Phó Chủ tịch I Hiệp hội Thông Công Tin Lành Việt Nam
Mục sư Lê Quốc Huy và thầy Lâm – Hội Thánh Báp-tít Ân Điển
Mục sư Dương Quang Vinh – Hội Thánh Agape Việt Nam 
Mục sư Võ Thiên Phước – Hội Thánh Tin Lành Bình An
Cơ Đốc nhân Nguyễn Chương thuộc Hội Thánh Cơ Đốc Phục Lâm
Bà Grace Mishler – Hội Thánh Brethren
Phía Công giáo tham dự cuộc họp mặt Đại kết có linh mục Tổng Đại Diện (Lm), các Linh mục, tu sĩ các dòng Scalabrini, Thừa sai Máu Châu Báu, Nagia, đại diện Phong trào Focolare… và các thành viên Ban Mục vụ Đối thoại liên tôn.
Ý hướng của buổi Suy tôn Lời Chúa này là: “Hiệp nguyện với Hội Đồng Đại kết các Giáo Hội Kitô cầu cho hòa bình thế giới vào ngày 21/9/2013 và đáp lại lời kêu gọi Đức Giáo hoàng Phanxicô… Với niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa chính là Nguồn Sống Bình An và Tin Lành cho con người” (Trích Thư Mời do Đức Hồng y Gioan Baotixita ký ngày 27.9.2013)
Mọi người cùng lắng nghe Lời Chúa trong 1 Côrintô 13. Tiếp đến, các tham dự viên thinh lặng - cầu nguyện riêng trong năm phút… Đoạn trích Thư của sứ đồ Phaolô được công bố ba lần theo ba bản dịch Kinh Thánh (bản dịch do Liên hiệp Thánh Kinh Hội, bản dịch của Nhóm phiên dịch Các Giờ kinh Phụng vụ và bản Anh ngữ New International Version).
Sau khi vài mục sư chia sẻ suy niệm Lời Chúa của mình, linh mục Tổng đại diện và chị N.A chia sẻ kinh nghiệm sống đức mến trong hành trình tông đồ của mình.
16g30, Đức Hồng y đến. Sau khi lắng nghe tâm tư của anh chị em, ngài bày tỏ tâm tình với những nét chính sau đây:
Tôi đã quan tâm và theo đuổi hoạt động Đại kết từ nhiều chục năm nay, bạn của tôi ở các Hội thánh khác rất nhiều. Khoảng hơn chục năm nay tôi lại càng cố gắng tìm thêm cơ hội tiếp xúc với nhau. Khi đi họp ở Singapore, Đức Tổng giám mục ở đó tặng tôi cuốn "Life application Study Bible" và ngài nói: “đây là Kinh thánh của anh em Tin Lành.” Đem về đọc và nghiên cứu, tôi nhận thấy điều này: “về nội dung Lời Chúa thì không khác biệt, cái khác nằm ở phần chú giải. Tôi lấy ví dụ: khi quý vị mở Thơ gởi cho Timôthê xem, sẽ thấy rằng phần chú giải trong cuốn Kinh Thánh Công giáo thì nhấn đến “chuyện trên trời” (thần học); còn phần chú giải nơi Kinh Thánh Tin Lành lại chú trọng đến việc quản trị cộng đoàn. Vậy thì cả hai phần này bổ túc cho nhau. Việc đối thoại Đại kết của chúng ta cũng vậy, hễ chúng ta đi tìm sự bổ túc cho nhau thì tốt đẹp, còn nếu không nhìn ở chiều kích bổ túc thì…
Phần cầu nguyện chung tiếp theo, như đáp lại Lời Chúa trong đoạn thư thánh Phaolô về Bài ca Đức Mến, làm toát lên bầu khí hiệp nhất Kitô, thật sốt mến, chân thành và sâu lắng… Đại diện anh chị em Công giáo và các Hội Thánh Tin Lành lần lượt dâng lời nguyện xin cho bình an, sự hài hòa với thiên nhiên và môi trường, cho các nhà lãnh đạo quốc gia và tôn giáo.
Sau cùng mọi người hiệp nguyện trong lời hát Kinh Hòa bình, lời nguyện được nhập thể cách sống động nơi cuộc đời và sứ điệp của thánh Phanxicô thành Assisi.
Cảm nhận về buổi cầu nguyện Đại Kết
- Tất cả chúng tôi cùng lắng nghe và đào sâu Lời Chúa qua ba lần đọc và suy gẫm.
- Lời chia sẻ của từng vị - Tin Lành cũng như Công giáo – đều được đón nhận trong tin yêu và trân trọng bởi mọi tham dự viên.
- Lời cầu nguyện tự phát hay được chuẩn bị trước của anh chị em đều phản ánh đức tin và gặp nhau ở danh xưng Thiên Chúa, ý ngay lành và xin ơn hoán cải vì thiện ích chung của nhân loại.
- Lời chia sẻ của Đức Hồng y về “tìm sự bổ túc” giữa anh chị em Công giáo và Tin Lành, trở thành định hướng cho hoạt động Đại kết trong tương lai của Giáo phận.
- Cuộc gặp gỡ Đại kết – Suy tôn Lời Chúa và cầu nguyện cho hòa bình - tuy đơn sơ và khiêm tốn về số người tham dự, nhưng đã đánh dấu một bước đáng ghi nhận trong cố gắng sống tinh thần Đại kết và xây dựng tình hiệp thông giữa anh chị em Kitô hữu (Cơ Đốc nhân) thuộc nhiều Giáo Hội có mặt tại Tp.HCM.
Ra đi trong hương Kinh Hòa bình
Đẹp thay, cuộc gặp gỡ Đại kết diễn ra đúng ngày lễ kính thánh Phanxicô Assisi (4/10), bổn mạng của Ban MV.ĐTLT. Ý nghĩa tương phùng, nhiệm lạ mà chúng tôi nghiệm ra trong ngày này là: Đức Giáo hoàng Phanxicô rời nhà đi gặp gỡ anh chị em mình tại Assisi (2), còn Đức Hồng y Gioan Baotixita cùng chúng tôi mở cửa nhà đón tiếp và gặp gỡ anh chị em mình.
Xin mượn lời chia sẻ của Mục sư Lê Đức Huy để thay cho lời kết:
- Khi chúng ta đọc và suy gẫm Lời Chúa lâu, chúng ta sẽ hiểu Lời Chúa hơn.
- Khi chúng ta làm việc thờ phượng Chúa nhiều, chúng ta sẽ gặp gỡ được Chúa.
- Khi chúng ta yêu thương anh chị em mình, thì đó là lúc Thiên Chúa đang ở cùng chúng ta.
Những hành động này chẳng phải là nền tảng cho hòa bình và hiệp nhất huynh đệ đó sao?
 
------------------------------------
(1) Gặp gỡ giữa các tín hữu tin nhận Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Thế.
(2) mời bạn đọc xem bài "Đức Thánh Cha Phanxicô tại Assisi"
GẶP GỠ ĐẠI KẾT TẠI TT MỤC VỤ



Xin"click" lên hình để xem các hình trong album này

Nguồn :  Ban MVĐTLT

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2013

Hãy ra đi

Hãy ra đi

Thứ Năm Tuần XXVI Mùa Thường Niên - Năm lẻ
Lời Chúa: 
Lc 10, 1-12
1 Một hôm, Chúa Giê-su chỉ định bảy mươi hai người khác, và sai các ông cứ từng hai người một đi trước, vào tất cả các thành, các nơi mà chính Người sẽ đến. 2 Người bảo các ông:
"Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về. 3 Anh em hãy ra đi. Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. 4 Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép. Cũng đừng chào hỏi ai dọc đường. 5 Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: "Bình an cho nhà này !" 6 Nếu ở đó, có ai đáng hưởng bình an, thì bình an của anh em sẽ ở lại với người ấy; bằng không thì bình an đó sẽ trở lại với anh em. 7 Hãy ở lại nhà ấy, và người ta cho ăn uống thức gì, thì anh em dùng thức đó, vì làm thợ thì đáng được trả công. Đừng đi hết nhà nọ đến nhà kia. 8 Vào bất cứ thành nào mà được người ta tiếp đón, thì cứ ăn những gì người ta dọn cho anh em. 9 Hãy chữa những người đau yếu trong thành, và nói với họ: "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần các ông." 10 Nhưng vào bất cứ thành nào mà người ta không tiếp đón, thì anh em ra các quảng trường mà nói: 11 "Ngay cả bụi trong thành các ông dính chân chúng tôi, chúng tôi cũng xin giũ trả lại các ông. Tuy nhiên các ông phải biết điều này: Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần." 12 Thầy nói cho anh em hay: trong ngày ấy, thành Xơ-đôm còn được xử khoan hồng hơn thành đó."

Suy niệm lời Chúa:

   Bài Phúc Âm hôm nay Chúa Giêsu gợi ý kêu gọi mọi người hãy đi loan báo tin mừng, loan báo về nước Thiên Chúa đã đến gần